Các loại cồn mặc dù không được dùng thường xuyên nhưng những ca cấp cứu do bỏng cồn ngày càng tăng.
Theo số liệu thống kê của Viện Bỏng quốc gia, trung bình mỗi năm, Viện tiếp nhận hơn 300 ca bỏng cồn nặng, mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức hạn chế của người dân khi sử dụng chất dễ cháy này.
Khi sử dụng nấu nướng, nên hạn chế sử dụng cồn nước vì nếu để đổ ra ngoài hoặc để đổ lên người sử dụng sẽ bốc cháy rất nhanh, dễ gây phỏng nặng. Tai nạn bỏng, đặc biệt là bỏng cồn thường khiến vết bỏng sâu, dễ gây biến chứng, để tránh những tai nạn xảy ra từ cồn nước, các bác sĩ khuyên người dân sử dụng phải thật cẩn trọng.
Cồn nước tuy không có khả năng gây nổ nhưng rất dễ cháy lan. Chính vì thế khi châm thêm cồn vào bếp, người châm phải tắt hết lửa còn trong bếp.
Việc mồi lửa lại cũng phải hết sức cẩn trọng. Đặc biệt khi sử dụng người dùng cần mua loại bếp có chất lượng tốt, chắc chắn.
Cần sử dụng loại cồn khô có ghi rõ thành phần, trong đó có ethanol, hạn chế sử dụng cồn nước. Trong quá trình sử dụng phải rất cẩn thận, khi bỏ cồn vào bếp nên dùng kẹp gắp cục cồn không sử dụng bằng tay, nhất là khi bếp vẫn đang còn cháy.
Khi châm lửa vào bếp cồn nên dùng giấy hoặc thanh củi nhỏ, tuyệt đối không nên dùng quẹt gas vì dễ gây phỏng. Ngoài ra, khi nấu nướng, tránh sử dụng nồi quá lớn, quá nặng đặt lên bếp vì có thể làm đổ bếp, cồn cháy lan ra ngoài gây phỏng.
Xử lý khi bị bỏng cồn
Bỏng cồn được xếp vào dạng bỏng lửa và có cách cấp cứu của bỏng lửa. Nên khi gặp phải tình huống này cần làm theo những chỉ dẫn sau đây:
– Trước hết phải đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, loại bỏ tác nhân gây bỏng. Phải tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giày, ủng, vòng, nhẫn… trước khi vết bỏng sưng nề.
– Giữ sạch vùng bỏng: Để tránh nhiễm khuẩn không được bôi dầu, mỡ… lên vùng bỏng; Không làm vỡ các đám da phỏng nước; Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng; Có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn nếu không thì dùng vải sạch.
Khi châm lửa vào bếp cồn nên dùng giấy hoặc thanh củi nhỏ, tuyệt đối không nên dùng quẹt gas vì dễ gây phỏng.
– Khi bị bỏng, cần tìm cách dập lửa bằng nước lã, sau đó xem bệnh nhân có cần cấp cứu khẩn cấp không, nếu khẩn cấp thì cần cấp cứu tại chỗ, sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.
Cách cấp cứu tốt nhất vẫn là nước lã dội liên tục trong 20 – 30 phút, sau đó dùng băng ép và đưa đến cơ sở y tế. Nếu quãng đường đến viện xa thì có thể bù dịch cho bệnh nhân bằng uống nước orezon, nước chè đường để tránh sốc.
CÔNG TY TNHH AN PHÚC
ĐC: 59 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
(Đường phía sau trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ – Tân Bình)
Email: kinhdoanhanphuc@gmail.com
Hotline : 0913.801.891 hoặc 0938.100.114
Website:
www.pcccanphuc.com – www.anphucpccc.com
– www.pcccanphuc.vn – www.baoholaodonganphuc.com