Cứ vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp lại bận rộn chuẩn bị các báo cáo cho cơ quan nhà nước.
Với doanh nghiệp không có bộ phận an toàn riêng, các báo cáo về mảng an toàn phải nộp đi đâu, nộp khi nào, luật hiện hành là quy định bao nhiêu thực sự làm khó bộ phận phụ trách.
Hiểu được điều đó, PCCC AN PHÚC tổng hợp các báo cáo định kỳ về an toàn lao động, môi trường, phòng cháy chữa cháy mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan nhà nước, có quy chiếu luật, thời gian nộp 1 cách dễ hiểu để bất cứ ai phụ trách làm báo cáo cũng nắm được như sau.
1. Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp
Theo quy định tại thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương Binh Và Xã hội, hàng năm, doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình công tác ATVSLĐ 1 lần/năm vào trước ngày 10/1 hàng năm cho Sở LĐTBXH, Sở Y Tế
Các chỉ tiêu cần báo cáo bao gồm:
- Báo cáo về lao động
- Tai nạn lao động
- Bệnh nghề nghiệp
- Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động
- Công tác huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động
- Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật
- Tình hình quan trắc môi trường lao động
- Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
- Tổ chức cung cấp dịch vụ:
- Thời điểm tổ chức tiến hành đánh gía định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
- Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Kết quả đánh giá lần đầu nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (nếu có)
Tải biểu mẫu báo cáo: Tại đây
2. Báo cáo tình hình sử dụng lao động
Theo quy định tại thông tư 23/2014/TT – BLĐBTXH của Bộ lao động thương binh xã hội, hàng năm, doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động 6 tháng 1 lần (trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm)
Báo cáo này nộp tại phòng lao động thương binh xã hội Quận Huyện nơi công ty cư trú
3. Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở
Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở cần được thực hiện 6 tháng 1 lần (trước 5/7 va 10/1 hàng năm)
Doanh nghiệp nộp báo cáo tại Trung tâm y tế dự phòng huyện nơi đặt cơ sở ( theo quy định tại thông tư 19/2016/TT-BYT)
Tải biểu mẫu báo cáo hoạt động y tế của cơ sở: Tại đây
4. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động
Báo cáo tai nạn lao động cần được nộp về thanh tra Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội định kỳ 6 tháng 1 lần (trước 5/7 va 10/1 hàng năm)
Nghị định 39/2016/NĐ-CP nêu rõ các yếu tố cần báo cáo bao gồm:
- Tình hình chung về tai nạn lao động:
+ Phân loại tai nạn lao động
+ Các tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật ATVSLĐ
- Các thiệt hại do tai nạn lao động
5. Báo cáo số liệu quan trắc môi trường
Báo cáo số liệu quan trắc môi trường ( hay còn gọi là báo cáo giám sát môi trường định kỳ) được thực hiện với tần suất như sau
– Liên tục đối với số liệu quan trắc tự động
– Không quá 30 ngày sau khi kết thúc kì quan trắc
– Báo cáo tổng hợp 1 lần/năm trước 31/1
Chi tiết về báo cáo, quý khách hàng có thể tham khảo tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP và thông tư 43/2015/TT-BTNMT
Báo cáo được nộp tại cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà máy/doanh nghiệp, tức là 1 trong 3 đơn vị sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
- Phòng Tài Nguyên Môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt cơ sở
- Ban quản lý Khu công nghiệp (Nếu doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp)
6. Báo cáo quản lý chất thải nguy hại
Theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, báo cáo quản lý chất thải nguy hại cần được nộp trước ngày 31/01 hàng năm về Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh.
7. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động phải được thực hiện thường niên hàng năm theo quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP
Báo cáo này chỉ cần lưu nội bộ.
8. Báo cáo công tác PCCC
Thông tư 52/2014/TT-BCA (Điều 7) quy định, doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo công tác PCCC vào Quý IV Hàng năm. Báo cáo này chỉ cần lưu nội bộ.
9. Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất
Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp cần nộp báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất về Sở Công Thương và Cục Hóa chất trước ngày 15/01 hàng năm theo phụ lục 5, mẫu 5a, thông tư 32/2017/TT-BCT ban hành ngày 28/12/2017 (Theo quy định tại thông tư 32/2017/TT-BCT và nghị định 113/2017/NĐ-CP)
10. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
Theo quy định của điều 19, 52 của Luật hóa chất 2007 và quy định tại điều 18 , 19 của nghị định 113/2017/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm Phụ lục III Nghị định 113/2017/NĐ-CP cần nộp Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm về Cục Hóa chất trước ngày 31/01 hàng năm.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm kinh doanh, tư vấn trong các lĩnh vực thiết bị PCCC, An toàn lao động thì AN Phúc tự hào cung cấp cho bạn các thiết bị PCCC như bình chữa cháy, Bình chữa cháy mini Foam 1000ml an toàn tốt nhất và có kiểm định chất lượng từ Cảnh Sát PCCC.
Nếu bạn còn thắc mắc và cần tìm hiểu thêm các loại bình chữa cháy có tem kiểm định của bộ công an hãy xem ngay >>> Tổng hợp các loại bình chữa cháy phổ biến và các chú ý cần thiết năm 2020
CÔNG TY TNHH AN PHÚC
ĐC: 59 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
(Đường phía sau trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ – Tân Bình)
Email: kinhdoanhanphuc@gmail.com
Hotline : 0913.801.891 hoặc 0938.100.114
Website:
www.pcccanphuc.com – www.anphucpccc.com
– www.pcccanphuc.vn – www.baoholaodonganphuc.com