Dạy kỹ năng tự thoát hiểm cho trẻ mầm non thế nào cho đúng?

Tuồi các bé mầm non từ 3 – 5 tuổi, là lứa tuổi rất ngây thơ, việc dạy cho trẻ kỹ năng tự thoát hiểm không phải đơn giản, phải làm sao cho bé hiểu và thực hành tốt nhất nếu có sự cố xảy ra, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

“Vấn đề chính dẫn đến sự việc đáng tiếc nằm ở tư duy của giáo viên.

kỹ năng tự thoát hiểm không phải là tạo ra nguy hiểm và cho trẻ trải nghiệm nguy hiểm đó”, Mà quan trọng Thầy cô không nhất thiết phải tạo ra đám cháy mà vẫn có thể dạy học sinh dấu hiệu nhận biết khi có cháy để chạy đi gọi người lớn.

Phương pháp dạy chủ yếu là tạo ra tín hiệu báo động giả, miêu tả trạng thái khi có CHÁY XẢY RA, cho trẻ xem băng hình về những trận cháy trước đó và dạy trẻ cách thoát hiểm đối với từng vị trí cụ thể.

Bài học kỹ năng này được đưa vào các buổi hoạt động ngoại khóa, vui chơi và được nhắc lại nhiều lần.

Tương tự với cháy, giáo viên có thể sử dụng máy tạo khói sân khấu thường được dùng trong các buổi biểu diễn ca nhạc.

Thiết bị tạo khói giả

>>> Để biết thiết bị tạo khói giả như thế nào, hãy xe ngay bài viết sau để áp dụng đúng tình huống.

Sau đó, giáo viên tạo báo động cháy giả, cùng với trẻ thực hành những kỹ năng thoát khói đám cháy như cúi người, bịt khăn ẩm lên mũi và đi men theo tường… 

Việc trang bị kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn vô cùng quan trọng. Các thầy cô hãy hướng dẫn trẻ thực hiện các bước sau đây để thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn:

  • Khi ngửi thấy mùi khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con phải gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa.
  • Số điện thoại các chú là 114.
  • Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh thì các con phải bình tĩnh làm theo chỉ dẫn của người lớn.

Khi không có người lớn bên cạnh, trẻ cần có những kỹ năng thoát hiểm như:

  • Cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt;
  • Nếu đang trong tòa nhà cao tầng, bé phải di chuyển xuống dưới đất bằng thang bộ hoặc di chuyển lên tầng thượng;
  • Bé di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi;
  • Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa bé phải nằm xuống và lăn người dưới đất;
  • Nếu kẹt trong phòng, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà.
  • Vì gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa tìm kiếm trong một vụ hỏa hoạn.
    Trang bị kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi gặp hỏa hoạn là vô cùng quan trọng

Anh Trần Quốc Phúc, tác giả bộ sách Vườn tâm hồn, cũng cho rằng để dạy trẻ 3-5 tuổi giáo viên nên sử dụng khói và lửa giả.

Việc đốt lửa trong nhà có thể gây ra cháy thật, gây nguy hiểm cho con người và làm hư hại đồ vật khác.

Bên cạnh việc giúp trẻ nhận biết nguy hiểm, giáo viên cần tập cho trẻ nghe theo hiệu lệnh của người lớn khi gặp sự cố, tránh việc hoảng loạn và chạy lung tung.

Theo hai chuyên gia, nếu thầy cô vẫn muốn làm ví dụ thực tiễn, điều quan trọng hàng đầu là sự an toàn của trẻ.

Hãy đưa trẻ đến không gian đủ rộng và không có các đồ vật dễ bén lửa, tổ chức lồng ghép bài học về sự nguy hiểm của lửa, cách phòng cháy chữa cháy vào các hoạt động gần gũi và quen thuộc như đốt lửa trại, nấu bánh chưng… 

Trong các hoạt động này, giáo viên sẽ giữ trẻ ở khoảng cách an toàn, chuẩn bị găng tay, bình cứu hỏa, vòi nước dập lửa để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

Ngoài ra, nhà trường cần bố trí đủ số lượng giáo viên, không để một cô giáo phải trông quá nhiều trẻ một lúc.

Trường hợp cơ sở vật chất không đảm bảo, hoặc chính giáo viên không lường hết những nguy hiểm mà bài học có thể gây ra để chuẩn bị các phương án phòng tránh, tốt nhất không nên tạo hiện trường cháy thật.

Hai chuyên gia đánh giá, ngoài chuyên môn về sư phạm mầm non, giáo viên dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 đến 5 tuổi cần được tham gia các lớp tập huấn về phòng cháy chữa cháy, sơ cứu, phòng chống thương tích cho trẻ…

>>> Những khóa tập huấn nghiệp vụ PCCC chuyên nghiệp bạn cần biết để đảm bảo an toàn cho cả cô và trò.

Nếu chỉ dạy trẻ về kỹ năng tự thoát hiểm cơ bản như thoát khói ở tầng trệt, giáo viên mầm non hoặc những người phụ trách trẻ có thể đảm nhận.

“Còn nếu nhà trường muốn tạo tình huống thực tế như cháy ở tầng cao hoặc một vụ cháy có quy mô lớn hơn thì người dạy phải có nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế như lính cứu hỏa, chuyên gia về phòng cháy chữa cháy”, anh Phúc khẳng định.

Để trẻ có thể ghi nhớ và thực hiện đúng những gì được dạy, giáo viên cần chia nhỏ bài học theo các cấp độ từ dễ đến khó, nhắc đi nhắc lại nhiều lần chứ không thể dạy xong trong một buổi học.

Quá trình dạy, giáo viên luôn phải đảm bảo an toàn cho học sinh, không thực hiện những ví dụ tiềm ẩn nguy hiểm.

kỹ năng tự thoát hiểm

Trên đây là những vấn đề trong giáo dục trẻ tự thoát hiểm khi có đám cháy xảy ra mà An Phúc muốn chia sẻ với bạn.

Rất mong các trường mẫu giáo, mầm non chú ý để giúp cho bé luôn được an toàn nha.

Bình chữa cháy, bình cứu hỏa chất lượng, an toàn cung cấp bởi công ty TNHH An Phúc.

Bình bột BC, ABC, bình chữa cháy CO2, chữa cháy Foam, giá sản phẩm chữa cháy mini cho ô tô…có hóa đơn xuất xứ rõ ràng, bảo hành lâu dài.

Đối với hộ gia đình, có phụ nữ, người lớn tuổi hay các văn phòng, cửa hàng nhỏ có nhân viên nữ làm việc, PCCC AN PHÚC khuyên nên trang bị loại >>> Bình chữa cháy bột MFLZ4 ABC 4Kg có trọng lượng thích hợp cho việc xử lý sự cố cháy nổ mà các bạn nữ vẫn có thể thao tác dễ dàng.

CÔNG TY TNHH AN PHÚC

ĐC: 59 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

(Đường phía sau trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ – Tân Bình)

Email: kinhdoanhanphuc@gmail.com

Hotline : 0913.801.891 hoặc 0938.100.114

Website:

www.pcccanphuc.com – www.anphucpccc.com

– www.pcccanphuc.vn – www.baoholaodonganphuc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *