Lối thoát hiểm là gì?
Lối thoát hiểm hay còn gọi là đường thoát nạn, thường dùng để thoát người khi công trình mà họ đang sử dụng xảy ra sự cố. Theo đó, lối thoát hiểm trong công trình cao tầng không được ít hơn hai và phải được bố trí phân tán trong cùng một mặt bằng.
Thoát nạn (Điều 3.1.2 QCVN 06:2021/BXD) là quá trình tự di chuyển có tổ chức của người ra bên ngoài từ các gian phòng, nơi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy có thể tác động lên họ. Thoát nạn còn là sự di chuyển không tự chủ của nhóm người ít có khả năng vận động, do các nhân viên phục vụ thực hiện. Thoát nạn được thực hiện theo các đường thoát nạn qua các lối ra thoát nạn
Quy định về lối thoát hiểm khu dân cư
Vị trí cửa thoát hiểm
Theo phụ lục G của QCVN 06:2021/BXD, lối ra được xem là lối thoát hiểm nếu như đáp ứng được một trong những mục sau
– Lối thoát hiểm từ phòng tầng 1 phải trực tiếp ra ngoài hoặc phải qua tiền sảnh để ra ngoài nhà.
– Lối thoát hiểm từ bất kỳ các phòng của tầng nào đến cầu thang cần có lối qua tiền sảnh ra ngoài nhà hoặc lối trực tiếp ra ngoài nhà.
– Lối thoát hiểm từ các phòng đến lối đi qua hành lang cần có lối vào cầu thang đi ra ngoài hoặc lối trực tiếp ra ngoài.
– Lối thoát hiểm phải dẫn đến các khu vực an toàn trong thời gian nhất định và không bị khói che phủ.
– Nên sử dụng lối thoát đi qua cầu thang bộ, tiền sảnh và hành lang.
Quy định về xây dựng lối thoát hiểm
Theo mục 3.2.9 QCVN 06:2010/BXD, chiều cao của lối thoát hiểm phải cao hơn 1,9m và chiều rộng không được nhỏ hơn:
– 1,2m với số người thoát nạn ước tính trên 15 người từ gian phòng nhóm F 1.1.
– 0,8m với những trường hợp còn lại.
Theo mục 3.2.3 QCVN 06:2021/BXD, cửa có cánh theo kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn và cửa quay không được xem là cửa thoát hiểm. Cửa thoát hiểm phải đáp ứng cấu tạo cánh có thể mở ra (dạng bản lề): Trong cùng tầng, lối thoát hiểm từ các phòng vào phòng bên cạnh phải có bậc chịu lửa từ cấp III trở lên. Đồng thời, lối thoát hiểm phải có đường trực tiếp ra ngoài hay vào cầu thang có lối đi ra ngoài. Không được nối với các phòng chứa các ngành sản xuất có tính nguy hiểm hạng A, B, C.
Theo mục 3.2.9 QCVN 06:2021/BXD, quy định cửa thoát hiểm ở các buồng thang bộ phải lớn hơn chiều ngang của bản thang hoặc giá trị tính toán được quy định tại 3.4.1 QCVN 06:2021/BXD.
Theo mục 3.2.10 QCVN 06:2021/BXD, quy định cửa thoát hiểm phải mở được theo chiều thoát hiểm theo hướng từ trong ra ngoài. Một số trường hợp không quy định chiều mở bao gồm:
– Gian phòng nhóm F 1.3 và F 1.4
– Gian phòng có dưới 15 người xuất hiện đồng thời ngoại trừ gian phòng hạng A và B
– Kho rộng hơn 200m2 nhưng có ít người thường trực
– Cửa thoát hiểm tại các lối ra dẫn vào cầu thang bộ loại 3
– Các gian phòng dùng làm phòng vệ sinh
Theo mục 3.2.11 QCVN 06:2021/BXD, cửa thoát hiểm từ các không gian chung, hành lang, thang bộ, phòng chờ và đại sảnh bắt buộc không được sử dụng chốt khóa và đáp ứng điều kiện có thể mở tự do từ hai phía mà không cần sử dụng chìa.
– Những đường lưu thông có liên quan đến bộ phận chuyển động cơ khí (thang máy băng chuyền) không được coi là lối thoát hiểm. Bởi những đường này không thể hoạt động nếu xảy ra cháy nổ.
– Lối thoát hiểm có thể dẫn từ các phòng của bất kỳ tầng nào (không kể tầng 1) đến hành lang dẫn đến cầu thang (kể cả đi qua ngăn đệm). Khi đó, các cầu thang phải đi qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có cửa đi hoặc dẫn lối trực tiếp ra ngoài.
– Một trong hai cầu thang phải có lối trực tiếp ra ngoài tiền sảnh. Nếu đặt các lối thoát hiểm giữa 2 cầu thang chung một tiền sảnh.
Quy định về thiết bị cài đặt tại lối thoát hiểm
Các lối thoát hiểm phải có đèn phản quang để dễ dàng nhận biết và đường dẫn lối phải được ký hiệu cụ thể, rõ ràng
– Các lối thoát hiểm phải có đèn phản quang để dễ dàng nhận biết và đường dẫn lối phải được ký hiệu hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.
– Lối thoát hiểm không nên lắp gương ở gần, tránh tình trạng bỏng nhiệt nếu chạm phải.
– Lối thoát hiểm trong công trình cao tầng không được ít hơn hai và phải được bố trí phân tán.
Để đảm bảo lối thoát nạn đối với chung cư cao tầng cần phải làm gì?
Trong các chung cư hay những khu nhà tập thể nào đều được quy định về chiều rộng lối thoát hiểm một cách cụ thể như phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng. Khoảng cách xa nhất của phòng xa nhất khi đến lối thoát hiểm không được lớn hơn 50m hoặc không được lớn hơn 25m.
Chiều rộng tổng cộng của cửa và lối thoát hiểm sẽ được tính 1m cho 100 người. Chính vì thế, khi thiết kế lối thoát hiểm không được nhỏ hơn 0,8m cho cửa đi, 1m cho lối đi, 1,4m cho hành lang, 1,05m cho vế thang. Chiều cao của cửa đi và lối đi trên đường thoát nạn cần phải đảm bảo không được thấp hơn 1,9m. Số lượng bậc cầu thang mỗi vế thang không được nhỏ hơn 3 và không được lớn hơn 18 bậc.
Khi có cháy xảy ra cần bịt mũi và miệng và nhanh chóng di chuyển đến lối thoát hiểm. Cần xác định thời gian thoát ra ngoài một cách nhanh chóng, không chen lấn, xô đẩy, men theo các bờ tường để tìm đến lối thoát hiểm nhanh nhất. Đặc biệt, khi di chuyển trong lối thoát hiểm nên đi theo một hàng, không nên chen lấn tránh bị thương.
Công ty PCCC An Phúc đơn vị có hơn 15 kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị PCCC, thoát hiểm, thiết bị báo cháy,..để được tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ ngay nhé!
ĐC: 59 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
(Đường phía sau trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ – Tân Bình)
Email: kinhdoanhanphuc@gmail.com
Hotline : 0913.801.891 hoặc 0938.100.114
Website:
www.pcccanphuc.com – www.anphucpccc.com
– www.pcccanphuc.vn – www.baoholaodonganphuc.com
Nguồn: luatsux.vn